Người mẹ thứ hai của trẻ hội nhập
Bà mẹ lắm con
Những
ngày
cuối
năm
học,
bước
vào
Trường
tiểu
học
Phú
Thọ
(Q.11,
TP.HCM),
nghe
văng
vẳng
những
tiếng
đọc
ngọng
nghịu
"ung,
núng
(súng),
bông
núng
(bông
súng)"
phát
ra
từ
một
lớp
học
nằm
ở
cuối
dãy.
Bất
ngờ,
một
học
sinh
chạy
ra
khỏi
lớp,
cả
lớp
ngừng
đọc,
cô
giáo
chạy
theo
dẫn
trò
trở
vào
chỗ
ngồi
ngay
ngắn
rồi
quay
lại
bảng.
Những
giọng
nói
chưa
rành
rọt
lại
vang
lên
theo
sau
giọng
khàn
đặc
của
cô
giáo.
Lại
một
em
ở
cuối
lớp
ngủ
gật,
cô
phải
gọi
dậy
và
lấy
khăn
ướt
lau
mặt.
Chốc
chốc
lớp
học
lại
im
bặt,
một
bé
khác
tự
cấu
vào
tay
đến
rướm
máu,
cô
phải
cho
cả
lớp
ngồi
im
để
chăm
sóc
cho
bé...
Chỉ
một
buổi
trưa
thử
ngồi
ở
lớp
giáo
dục
cho
trẻ
hội
nhập,
tôi
đã
chứng
kiến
nhiều
chuyện...
đau
đầu.
Đó
là
chưa
kể,
cứ
ngồi
một
lúc
lại
có
bé
chạy
đến
giật
đòi
máy
hình.
Thế
mà
cô
Lê
Thị
Bạch
Mai
đã
trụ
ở
đây
gần
sáu
năm
để
dạy
dỗ
cho
những
đứa
trẻ
đủ
các
loại
bệnh
như
tự
kỷ,
chậm
phát
triển,
bệnh
Down,
bại
não
và
cả
trẻ
mắc
chứng
tăng
động
ADHD...
"Vào những buổi trưa nóng, các em dễ trở nên cáu bẳn, bứt rứt, có khi tự cào cấu tay mình, lắm lúc cô phải là người chịu trận. Những lúc đó mình phải chịu đau, nói nhẹ nhàng để xoa dịu tinh thần rồi dùng khăn ướt lau mặt, tay chân để làm dịu cơn nóng của trẻ. Mình phải hiểu rằng trò không ghét cô mà chỉ bột phát khi quá bứt rứt. Những lúc bình thường các cháu rất dễ thương, sống tình cảm, có khi ở nhà dạy không được, ba mẹ nói không nghe chứ cô dạy gì các cháu cũng nghe và làm theo. Lâu lâu lại chạy đến ôm cô hôn cô", cô Mai tâm sự.
Tốt nghiệp ĐH Sư phạm chuyên ngành giáo dục tiểu học, cô đứng lớp ở Trường tiểu học Trần Quốc Toản gần 20 năm. Khoảng năm 2004, lớp cô dạy có một-hai trẻ học hòa nhập. "Thấy các cháu khó khăn để học, chợt nghĩ trẻ hòa nhập đã vất vả thế thì trẻ hội nhập sẽ càng khó khăn hơn khi các cháu còn không thể tự chăm sóc cho mình huống gì học chữ. Đầu năm 2005, mình xin đăng ký vào lớp giáo dục đặc biệt thuộc dự án của Bỉ phối hợp cùng Trường ĐH Sư phạm để chuẩn bị kiến thức đến với những đứa trẻ hội nhập. Năm đó, mình đã 47 tuổi", cô Bạch Mai nhớ lại. Sau ba năm học tương đương chương trình đại học, cô Mai đầu quân về nhận lớp hội nhập duy nhất của Q.11 ở Trường tiểu học Phú Thọ với nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Một cuộc thử sức ở lứa tuổi ngấp nghé 50 trong một môi trường đòi hỏi phải vừa đầu tư về chuyên môn, tâm huyết, tình cảm và cả sức khỏe là một thử thách không nhỏ với cô.
Trẻ biết một, cô vui mười
Cô Mai kể: ngày mới vào lớp, các cháu nói không rành, thường xuyên lên cơn và không nghe lời ai. Không bao giờ các bé chịu ngồi một chỗ, đưa đồ vật gì là quăng ngay và tất nhiên không thể tự đi vệ sinh... Mỗi cháu mỗi tính nết, mỗi chứng tật khác nhau nên mình phải tìm hiểu kỹ, quan tâm thì mới nhận được sự mở lòng, phối hợp của các cháu. Với những đứa trẻ này, chúng ta không được nóng giận mà phải kiên nhẫn, nhẹ nhàng bởi trẻ rất dễ quên. Khi trẻ lơ là thì phải bắt chúng tập trung vào bài học, khi chúng học quá lâu thì phải chuyển sang kể chuyện hoặc chơi trò chơi để không bị căng thẳng. Những bé bị yếu tay chân thì phải kèm thêm nặn đất sét, lắc vòng, giậm chân để luyện tay chân... "Một ngày thì gần hết nửa ngày là các cháu ở với mình nên không thương không lo như cha mẹ cũng không được. Mình dồn toàn bộ tâm trí với những đứa trẻ, suốt ngày quần quật trên lớp nên ngày nào về đến nhà là uể oải không thể làm thêm gì nữa cả, cũng may ông xã và hai con ủng hộ công việc này nên thông cảm chia sẻ bớt việc nhà", cô Bạch Mai bộc bạch.
Bây giờ thì các cháu đã biết tự đi vệ sinh, biết ngồi khoanh tay ngay ngắn khi cô ra hiệu. Mỗi lần đến sinh nhật của các bé, cô đều tặng một gói quà nhỏ và dạy cho các bé hát bài chúc mừng sinh nhật... Những thứ đó đã được các bé tiếp nhận một cách tự nhiên và ngô nghê đến đáng thương. Chứng kiến những đứa trẻ hội nhập biết đọc, biết viết rồi được chuyển sang các lớp hòa nhập là mong muốn lớn nhất của cô Mai.
Từng có người thân bị chậm phát triển nên cô Mai hiểu gia đình sẽ rất buồn khi có một đứa con mắc bệnh. Gắn bó lâu ngày với những đứa trẻ này nên ngày nào không nghe tiếng ngọng nghịu của các bé là cô lại nhớ. Cô Mai mong muốn: "Có thêm nhiều trường đón nhận các cháu". Hiện nhiều huyện chưa có lớp cho trẻ hội nhập, phụ huynh ở tận Q.Gò Vấp, Q.7... phải chạy tận sang đây để gửi con thật vất vả".
đại học, sau đó, chăm sóc, học sinh, quyết định, lạ đời, bạch mai, tiểu học, phát triển
Ý kiến bạn đọc